quang cao
  Tin tức
  Thống kê truy cập
Đang truy cập
Lượt truy cập
  TRỒNG RỪNG GỖ LỚN

HƯỚNG DẪN TẠM THỜI
Kỹ thuật trồng rừng cung cấp gỗ lớn và kỹ thuật chuyển hóa
một số loài cây trồng rừng chủ yếu sang kinh doanh rừng gỗ lớn



                     Công văn của Chi cục Lâm nghiệp Phú Thọ
                    
(do yêu cầu mỹ thuật, chúng tôi chỉ chuyển tải phần nội  
                      dung công văn, bỏ qua cách thức trình bày văn bản)

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị
 
          Thực hiện Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc duyệt Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Để lựa chọn cây trồng rừng phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của tỉnh, giảm tình trạng thiệt hại do tình hình hạn hán, sâu bệnh hại gây ra trong sản xuất lâm nghiệp, chủ động trong việc triển khai thực hiện kế hoạch trồng rừng hàng năm của địa phương, Chi cục Lâm nghiệp đề nghị UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn lựa chọn các loài cây trồng rừng theo cơ cấu cây giống, phương thức, phương pháp và mật độ, như sau:
          1. Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng
a) Cơ cấu cây trồng: Lát hoa, Trám trắng, Trám đen, Lim xanh, Re gừng, Mỡ, Giổi xanh, Sồi phảng, Chò chỉ,... áp dụng đối với các huyện có diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ, đặc dụng.
b) Phương thức trồng:
          - Trồng hỗn giao: tối thiểu từ 02 loài trở lên; loài cây, tỷ lệ hỗn giao tùy theo đặc tính sinh thái loài và điều kiện lập địa ở nơi trồng để xác định, có thể trồng hỗn giao theo băng, theo hàng, theo cây, theo đám.
- Trồng thuần loài.
          c) Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con có bầu.
          d) Mật độ trồng:
- Trồng hỗn giao:
+ Các loài Lim xanh, Re gừng, Giổi xanh, Chò chỉ,... mật độ 1.330 cây/ha, 1.110 cây/ha hoặc 833 cây/ha;
+ Các loài Lát hoa, Trám trắng, Trám đen, Mỡ, Re gừng, Sồi phảng,... mật độ  
- Trồng thuần loài:
+ Các loài Lát hoa, Trám trắng, Trám đen, Sồi phảng, Giổi xanh,... mật độ 1.110 cây/ha hoặc 833 cây/ha;
+ Mỡ: 1.660 cây/ha.
2. Trồng rừng sản xuất
a) Cơ cấu cây trồng: Keo tai tượng, Keo lai (các dòng vô tính BV10, BV16, BV32, BV33, BV73, BV75), Mỡ,... áp dụng đối với các huyện, thành, thị có diện tích đất quy hoạch rừng sản xuất. Có thể trồng Bồ đề ở các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập; trồng Quế ở huyện Yên Lập; trồng Luồng ở các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh, Hạ Hòa.
b) Phương thức trồng: Trồng thuần loài hoặc trồng hỗn giao.
c) Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con có bầu. Riêng đối với cây Bồ đề có thể trồng bằng cách gieo hạt thẳng; cây Luồng trồng theo khóm.
          d) Mật độ trồng:
- Trồng thuần loài:
          + Keo tai tượng: 1.660 cây/ha hoặc 1.330 cây/ha.
          + Keo lai: 1.660 cây/ha hoặc 1.330 cây/ha. Diện tích lô trồng rừng Keo lai từ 5 ha trở lên phải trồng ít nhất 3 dòng vô tính, các dòng vô tính được trồng theo băng (mỗi băng 15 - 20 hàng), theo hàng hoặc trồng trộn đều giữa các dòng để giảm thiểu sâu bệnh hại.
+ Quế: 3.330 cây/ha.
          + Mỡ: 1.660 cây/ha hoặc 2.500 cây/ha.
          + Bồ đề: 2.500 cây/ha, có thể trồng bằng cây con có bầu; nếu trồng gieo hạt thẳng thì sang năm thứ 2 tỉa thưa để lại mật độ 2.500 cây/ha.
          + Luồng: 200 khóm/ha.
- Trồng hỗn giao Keo tai tượng + Keo lai: 1.660 cây/ha hoặc 1.330 cây/ha. Tỷ lệ cây hỗn giao 830 cây Keo lai và 830 cây Keo tai tượng hoặc 665 cây Keo lai và 665 cây Keo tai tượng.
3. Tỷ lệ cây trồng dặm: tối đa bằng 10% mật độ trồng rừng.
  Chi cục Lâm nghiệp đề nghị UBND các huyện, thành, thị phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Chi cục Lâm nghiệp, để xem xét, điều chỉnh bổ sung./.

                                                                         Chi cục Lâm nghiệp Phú Thọ
                                                                                    Phùng Văn Vinh
                                                                                                         (đã ký)

HƯỚNG DẪN TẠM THỜI

Kỹ thuật trồng rừng cung cấp gỗ lớn và kỹ thuật chuyển hóa

một số loài cây trồng rừng chủ yếu sang kinh doanh rừng gỗ lớn

Căn cứ quy trình kỹ thuật trồng rừng Mỡ, QTN - 86 ban hành kèm theo Quyết định số 856 ngày 01/7/1986 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT);

Căn cứ Quyết định số 456-LS/NR ngày 04/9/1989 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) về việc Ban hành quy phạm kỹ thuật trồng rừng Bạch đàn trắng và Keo lá to (QPN 12-89);

Căn cứ Quyết định số 4018 QĐ/BNN-KHCN ngày 29/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây gỗ lá rộng dưới tán rừng trồng để cung cấp gỗ lớn (Tiêu chuẩn ngành 04TCN 126-2006);

Căn cứ Quyết định số 3092/QĐ/BNN-KHCN ngày 22/10/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng rừng Keo lai vô tính (Tiêu chuẩn ngành 04TCN 74 - 2006);

Căn cứ Quyết định số 3165/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/7/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về định mức tạm thời áp dụng cho các dự án khuyến nông.

Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ ban hành Hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trồng rừng cung cấp gỗ lớn và kỹ thuật chuyển hóa một số loài cây trồng rừng chủ yếu sang kinh doanh rừng gỗ lớn, như sau:

Phần 1:

KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG CUNG CẤP GỖ LỚN

I.  Khái niệm chung

1. Khái niệm: Gỗ lớn trong bản hướng dẫn kỹ thuật này được hiểu là sản phẩm gỗ tròn khi khai thác cây mục đích, có đường kính từ 25 centimét trở lên và chiều dài sản phẩm tối thiểu là 3 mét.[1]

2. Giá trị cây gỗ lớn:

- Giá trị về phòng hộ môi trường: cây gỗ lớn thường là những cây sống lâu năm, có chiều cao và đường kính lớn, tán lá xum xuê, bộ rẽ phát triển mạnh là thành phần chính của rừng. Các loài cây này đã có tác dụng giữ nước, bảo vệ đất và chống xói mòn bề mặt.

- Về kinh tế: cây gỗ lớn là nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho gỗ xẻ, gỗ bóc, gỗ lạng dùng trong xây dựng và đồ mộc, gỗ xuất khẩu với giá trị kinh tế cao. Trong cùng một loài thì giá trị thương mại của gỗ có kích thước lớn trên 25 cm có thể gấp 1,5 - 2 lần gỗ nhỏ. Hiện nay nhu cầu sử dụng gỗ lớn ở nước ta đang ngày một tăng, theo dự báo đến năm 2020 vẫn thiếu khoảng 2 triệu m3 gỗ lớn.

II. Loài cây trồng rừng cung cấp gỗ lớn

Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ, Trám trắng, Trám đen, Lim xanh, Sồi phảng, Giổi xanh, Lát hoa, Re gừng...[2]

III. Điều kiện gây trồng

1. Keo tai tượng: Trồng ở nơi có độ cao tuyệt đối ≤500 m, đất rừng trồng sau khai thác, độ dày tầng đất ≥70 cm, độ pH từ 4,5 - 6,5; nhiệt độ bình quân năm 18 - 240C, lượng mưa bình quân năm từ 1.400 -  3.000 mm.

2. Keo lai: Trồng ở nơi có độ cao tuyệt đối ≤300 m, độ dốc ≤200, đất rừng trồng sau khai thác, độ dày tầng đất ≥100 cm, độ pH từ 4,5 - 6,5, lượng mưa trung bình 1.500 - 2.500 mm/năm; không trồng Keo lai ở những nơi thường xảy ra gió xoáy, lốc.

3. Mỡ: Trồng ở nơi có độ cao tuyệt đối từ 300 - 400 m, nhiệt độ trung bình năm 22 - 240C, lượng mưa bình quân năm >1.600 mm; chỉ trồng mỡ trên các loại đất còn giữ được tính chất đất rừng; không trồng mỡ ở nơi có gió lào thổi mạnh và nơi có thực bì xấu như đất cỏ tranh, đồi trọc, đất có cây bụi thấp, nứa tép cằn cỗi, đất sau khai thác rừng Bạch đàn.

4. Các loài: Trám trắng, Trám đen, Sồi phảng, Lát hoa, Lim xanh, Giổi xanh, Re gừng. Chỉ trồng trên các loại đất còn giữ được tính chất đất rừng, không có tầng đá ong kết cứng. Đất tầng A có pH từ 4,0 trở lên.

IV. Giống và tiêu chuẩn kỹ thuật cây con trồng rừng

1. Nguồn gốc giống: Cây giống trồng rừng gỗ lớn nêu tại Mục II, phần 1 của văn bản này (không bao gồm cây Re gừng) phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (có giấy chứng nhận nguồn gốc giống của lô cây con do cấp có thẩm quyền cấp) và được quản lý theo chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp.

2. Tiêu chuẩn cây giống: Chi tiết theo Bảng 01 kèm theo.

V. Phương thức, phương pháp, mật độ và thời vụ trồng

1. Phương thức và phương pháp trồng

- Phương thức: Trồng thuần loài hoặc hỗn giao

+ Trồng thuần loài: Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ, Trám trắng, Trám đen, Giổi xanh, Lát hoa.

Đối với lô trồng rừng Keo lai có diện tích từ 5 ha trở lên phải trồng ít nhất 3 dòng vô tính (gồm các dòng: BV10, BV16, BV32, BV33, BV73, BV75), các dòng vô tính được trồng theo băng (mỗi băng 15 - 20 hàng) hoặc theo hàng để giảm thiểu sâu bệnh hại.

+ Trồng hỗn giao tối thiểu từ 02 loài trở lên: áp dụng đối với các loài Trám trắng, Trám đen, Sồi phảng, Lát hoa, Lim xanh, Giổi xanh, Re gừng. Tùy thuộc vào điều kiện lập địa và đặc tính sinh học của loài để lựa chọn loài cây hỗn giao, tỷ lệ hỗn giao và cách thức hỗn giao, có thể trồng hỗn giao theo băng, theo hàng, theo cây, theo đám.

- Phương pháp: Trồng bằng cây con có bầu.

2. Mật độ trồng: Tùy thuộc loài cây, có thể trồng với các mật độ 1.660 cây/ha, 1.330 cây/ha, 1.110 cây/ha, 833 cây/ha.

(Chi tiết theo Bảng 02 kèm theo).

3. Thời vụ trồng: Trồng vào vụ xuân, từ 15/2 đến 31/5 hoặc vụ thu, từ 1/8 đến 15/9.

VI. Trồng và chăm sóc rừng trồng

1. Xử lý thực bì

Việc xử lý thực bì phải được hoàn thành trước khi trồng ít nhất là 1 tháng và tuỳ theo trạng thái thực bì mà chọn cách xử lý:

- Trường hợp phát trắng, xử lý thực bì toàn diện bằng phương pháp đốt: thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2213/2006/QĐ-UBND ngày 04/8/2006 của UBND tỉnh Phú Thọ về Ban hành quy định xử lý thực bì bằng phương pháp đốt.

- Trường hợp xử lý thực bì sống: thực bì được phát sạch sát gốc không cao quá 10 cm, thu gom xếp thành giải theo đường đồng mức; đất có thảm cỏ không cần xử lý thực bì.

2. Làm đất

- Làm đất toàn diện hoặc cục bộ, theo rạch hoặc theo băng.

- Cuốc hố: hố cuốc theo đường đồng mức, bố trí theo hình nanh sấu. Kích thước hố cuốc: Chi tiết theo Bảng 02 kèm theo.

- Lấp hố, đưa phần đất tốt (phần đất phía trên hố) xuống đáy hố cùng với thảm mục, có thể xới thêm phần đất mặt xung quanh hố để lấp đất gần ngang miệng hố.

- Bón lót: bón lót được kết hợp với lấp hố, phân được trộn đều với lớp đất mặt và lấp đầy 1/2 hố, sau đó lấp đất đầy hố.

Định lượng bón, loại phân bón lót: Chi tiết theo Bảng 02 kèm theo.

- Thời điểm bón lót và lấp hố: trước khi trồng rừng từ 15 - 20 ngày.

3. Kỹ thuật trồng

Trồng cây vào những ngày râm mát, mưa nhỏ hoặc nắng nhẹ, đất trong hố phải đủ ẩm, rải cây đến đâu, trồng ngay đến đó và trồng hết trong ngày.

Cây con đem trồng phải đảm bảo độ ẩm của bầu ³ 60% (dùng tay bóp nhẹ vào bầu thấy mềm là được). Khi trồng phải xé bỏ vỏ bầu, đặt cây đứng thẳng, chôn sâu hơn cổ rễ 2 - 3 cm, dùng hai tay ém chặt đất xung quanh bầu và cổ rễ. Mặt đất quanh cổ rễ thấp hơn nền đất xung quanh 1,0 cm để giữ độ ẩm. 

4. Trồng dặm

Sau khi trồng ít nhất 1 tháng phải kiểm tra tỷ lệ cây sống, tiến hành trồng dặm những cây bị chết. Tỷ lệ cây trồng dặm bằng 10% mật độ trồng rừng, cây con trồng dặm có đầy đủ tiêu chuẩn và kỹ thuật trồng như đối với cây trồng chính.

5. Chăm sóc rừng: sau khi trồng, rừng trồng cần được chăm sóc 04 năm.

1.1. Năm thứ nhất: chăm sóc hai lần (nếu trồng vụ Xuân) và một lần (nếu trồng vụ Thu).

- Lần 1: Sau khi trồng rừng từ 2 - 3 tháng (vào tháng 6 - 7 với cây trồng vụ Xuân và tháng 10 - 11 đối với cây trồng vụ Thu)

- Lần 2: Vào tháng 10 - 11.

- Nội dung chăm sóc bao gồm: Trồng dặm những cây bị chết; phát dọn dây leo, cây bụi, cỏ dại nếu có; xới đất sâu 8 - 10 cm xung quanh gốc với đường kính khoảng từ 0,6 - 0,8 cm.

1.2. Năm thứ 2, thứ 3: chăm sóc 2 lần, lần 1 vài tháng 3, 4; lần 2 vào tháng 10, 11.

- Nội dung chăm sóc bao gồm: phát dọn dây leo, cây bụi, cỏ dại; xới đất sâu 8 - 10 cm xung quanh gốc với đường kính khoảng từ 0,6 - 0,8 cm.

- Bón thúc: thực hiện khi chăm sóc lần 1 của năm thứ 2. Kỹ thuật bón thúc: đào rạch sâu 15 - 20 cm, dài 30 cm hình vòng cung phía trên dốc, cách gốc cây 30 cm, rắc đều phân theo rạch rồi lấp đất.

Định lượng bón, loại phân bón thúc: Chi tiết theo Bảng 02 kèm theo.

1.3. Năm thứ 4: Chăm sóc 01 lần, vào tháng 3, 4. Nội dung chăm sóc gồm: phát dọn dây leo, cây bụi, cỏ dại.

6. Tỉa thưa nuôi dưỡng rừng

1.1. Tỉa cành, tỉa thân: Thực hiện từ năm thứ 2 trở đi; thời gian tỉa trước mùa sinh trưởng hàng năm.

- Tỉa cành tươi: Cắt hết các thân phụ và cành quá lớn, nằm ở phía dưới tán, chỉ để lại một thân chính, vết cắt sát với thân cây để cây nhanh liền sẹo.

- Tỉa cành khô: là tỉa cành đã chết nhưng chưa rơi rụng, nhằm làm cho vết cắt sớm liền sẹo nhờ sinh trưởng của thân cây phủ kín lại.

- Tỉa thân: tỉa những cây 2 thân để lại 1 thân, khi tỉa chú ý tỉa sát với thân còn lại.

1.2. Tỉa thưa và mật độ để lại kinh doanh rừng gỗ lớn:

TT

Tiêu chí

ĐVT

Loài cây

Keo tai tượng

Keo lai

Mỡ

1

Tỉa thưa lần 1

 

 

 

 

-

Tuổi tỉa thưa

Tuổi

4 - 5

4 - 5

5 - 6

-

Mật độ hiện tại

cây/ha

 

 

 

+

Mật độ trồng rừng 1.660

cây/ha

> 1.200

> 1.200

> 1.200

+

Mật độ trồng rừng 1.330

cây/ha

>1.000

>1.000

>1.000

-

Mật độ sau tỉa thưa

cây/ha

800 - 900

700 - 800

800 - 900

2

Tỉa thưa lần 2

 

 

 

 

-

Tuổi tỉa thưa

Tuổi

7 - 8

7 - 8

12 - 14

-

Mật độ sau tỉa thưa

cây/ha

500 - 600

500 - 600

500 - 600

Các loài cây Trám trắng, Trám đen, Sồi phảng, Lát hoa, Lim xanh, Giổi xanh, Re gừng: thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy, phòng trừ sâu bệnh hại, nuôi dưỡng thành rừng đạt tiêu chuẩn gỗ lớn.

1.3. Kỹ thuật tỉa thưa nuôi dưỡng, chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ lớn: Áp dụng Phần 2 của văn bản này.

Phần 2:

KỸ THUẬT CHUYỂN HÓA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG

CHỦ YẾU SANG KINH DOANH GỖ LỚN

I. Điều kiện chuyển hóa, mật độ và chu kỳ kinh doanh rừng gỗ lớn

1. Điều kiện chuyển hóa và mật độ sau chuyển hóa

Chuyển hóa kinh doanh rừng gỗ lớn có thể thực hiện với nhiều đối tượng cây trồng rừng khác nhau, tuy nhiên tập trung vào một số loài chủ yếu: Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ, cụ thể như sau:

TT

Tiêu chí

ĐVT

Loài cây

Keo tai tượng

Keo lai

Mỡ

1

Nguồn gốc giống

 

Theo Quy định tại Mục IV, Phần 1 của văn bản này.

2

Chất lượng rừng

 

Rừng sinh trưởng và phát triển tốt, không sâu bệnh, không gãy đổ; tỷ lệ cây bị sâu bệnh hại <20%; số cây mục đích chiếm hơn 50% mật độ rừng

3

Tỉa thưa

 

 

 

 

-

Tuổi rừng

Tuổi

7 - 8

7 - 8

9 - 10

-

Mật độ hiện tại

cây/ha

> 800

> 700

> 800

-

Mật độ sau tỉa thưa

cây/ha

500 - 600

500 - 600

500 - 600

2. Chu kỳ kinh doanh rừng gỗ lớn

- Rừng Keo tai tượng, Keo lai chu kỳ kinh doanh >10 năm tuổi;

- Rừng Mỡ, Trám trắng, Trám đen, Sồi phảng, Lát hoa chu kỳ kinh doanh >15 năm.

- Rừng Giổi xanh, Lim xanh, Re gừng chu kỳ kinh doanh >20 năm.

II. Kỹ thuật tỉa thưa, nuôi dưỡng rừng

1. Thời vụ tỉa thưa: Thường tiến hành tỉa thưa vào mùa khô (trước hoặc sau mùa mưa).

2. Chọn cây bài tỉa: Những cây bài tỉa là những cây có chất lượng kém, bị sâu bệnh hại, bị chèn ép, cụt ngọn, không có triển vọng cung cấp gỗ lớn. 

3. Phương pháp tỉa: Phải bài cây trước khi chặt, chặt cây sát gốc, hướng cây đổ không ảnh hưởng tới cây để lại. Không chặt 3 cây liền nhau và đảm bảo cây giữ lại phân bố đều trong rừng. 

4. Vệ sinh, chăm sóc rừng sau tỉa thưa

- Sau khi tỉa thưa tiến hành vệ sinh rừng, thu gom thân cây, cành cây ra khỏi khu rừng tỉa thưa, thu dọn lá cây rừng, băm thành từng đoạn và rải thành băng.

- Chăm sóc rừng 2 - 3 năm sau tỉa thưa, mỗi năm 2 lần.

- Nội dung chăm sóc: gồm phát dây leo, cây bụi trên toàn bộ diện tích.

- Sau khi tỉa thưa tiến hành xới đất quanh gốc trong khoảng cách gốc cây từ 1,0 m đến 1,5 m và vun gốc cho cây; bón 0,5 - 1,0 kg phân NPK10:5:5/cây.

5. Bảo vệ rừng chuyển hóa

- Thường xuyên kiểm tra, bảo vệ nghiêm ngặt, ngăn chặn gia súc phá hoại.

- Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh.

- Phòng chống cháy rừng: phát dọn thực bì trước mùa khô, phát dọn đường ranh giới lô, khoảnh, đường băng cản lửa. Xây dựng chòi canh lửa theo quy định bảo vệ rừng./.

PHỤ LỤC

Bảng 01: TIÊU CHUẨN CÂY CON TRỒNG RỪNG

TT

Loài cây

Chỉ tiêu

Ghi chú

Tuổi cây (tháng)

Chiều cao (cm)

Đường kính cổ rễ (cm)

Kích thước bầu (cm)

1

Keo tai tượng

3 - 6

25 - 40

0,2 - 0,3

8 x 12; 7 x 12

 

2

Keo lai

3 - 6

25 - 40

0,2 - 0,3

8 x 12; 7 x 12

 

3

Mỡ

5 - 9

25 - 50

0,2 - 0,5

8 x 12; 7 x 12

 

4

Trám trắng

12 - 18

≥ 50

≥ 0,5

9 x 14

 

5

Trám đen

12 - 18

≥ 50

≥ 0,5

9 x 14

 

6

Lim xanh

12 - 24

≥ 50

≥ 0,5

9 x 14

 

7

Sồi phảng

12 - 18

≥ 50

≥ 0,5

9 x 14

 

8

Giổi xanh

12 - 24

≥ 50

≥ 0,5

9 x 14

 

9

Lát hoa

12 - 18

≥ 50

≥ 0,5

9 x 14

 

10

Re gừng

12 - 24

≥ 50

≥ 0,5

9 x 14

 

       Về tình hình sinh trưởng: Cây cứng cáp, sinh trưởng tốt, mọc cân đối giữa tâm bầu, không cong queo, không bị sâu bệnh hại, không cụt ngọn.

Bảng 02: CHỈ TIÊU KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG CUNG CẤP GỖ LỚN

TT

Loài cây

Chỉ Tiêu

Ghi chú

Mật độ

 (cây/ha)

Hàng

x hàng

(m)

Cây x cây

(m)

Kích thước hố (cm)

Phân bón NPK10:5:5

Bón lót (kg/hố)

Bón thúc (kg/cây)

1

Keo tai tượng

1.330; 1.660

3

2,5; 2

40x40x40

0,2

0,2

 

2

Keo lai

1.330; 1.660

3

2,5; 2

40x40x40

0,2

0,2

 

3

Mỡ

1.660

3

2

40x40x40

0,2

0,2

 

4

Trám trắng

833

4

3

50x50x50

0,2 - 0,4

0,2

 

5

Trám đen

833

4

3

50x50x50

0,2 - 0,4

0,2

 

6

Lim xanh

833

4

3

50x50x50

0,2 - 0,4

0,2

 

7

Sồi phảng

833

4

3

50x50x50

0,2 - 0,4

0,2

 

8

Giổi xanh

833

4

3

50x50x50

0,2 - 0,4

0,2

 

9

Lát hoa

833; 1.110

4; 3

3

50x50x50

0,2 - 0,4

0,2

 

10

Re gừng

833

4

3

50x50x50

0,2 - 0,4

0,2

 

Ghi chú: Mật độ trồng hỗn giao 833 cây/ha tối thiểu từ 02 loài: Trám trắng, Trám đen, Lim xanh, Sồi phảng, Giổi xanh, Lát hoa, Re gừng.                        


[1] Khái niệm gỗ lớn theo Quyết định số 4018 QĐ/BNN-KHCN ngày 29/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây gỗ lá rộng dưới tán rừng trồng để cung cấp gỗ lớn (Tiêu chuẩn ngành 04TCN 126-2006)

[2] Loài cây để trồng rừng gỗ lớn được áp dụng theo Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020; Quyết định số 4018 QĐ/BNN-KHCN ngày 29/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây gỗ lá rộng dưới tán rừng trồng để cung cấp gỗ lớn (Tiêu chuẩn ngành 04TCN 126-2006).

 

Gửi ý kiến phản hồi

Họ và tên
Email
Nội dung
 
 
 
  Bài viết mới
  Hoạt động đó đây
  Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến 2
Tư vấn tạo web
Hỗ trợ trực tuyến 1
Tư vấn tạo web

BẢN QUYỀN THUỘC HÔỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ

Số 41 đường Nguyễn Tất Thành phường Thanh Miếu thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ

Trưởng ban nội dung: Phùng Văn Vinh. Phó ban Thường trực: Trần Ngọc Cường.
 Chủ nhiêm Website: Bùi Xuân Đại
Điện thoại : 0988.160.868 -  Email : daibui3103@gmail.com