quang cao
  Tin tức
  Thống kê truy cập
Đang truy cập
Lượt truy cập
  KẾT QUẢ ỨNG DỤNG

Nguyễn Anh Dũng
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRỒNG THÂM CANH RỪNG KINH TẾ TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ

 

        
   Đoan Hùng là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ,
có tổng diện tích tự nhiên 30.261,3 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 13.174,3 ha, chiếm 43,5% tổng diện tích tự nhiên, đây là một tiềm năng lớn về đất đai để phát triển rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ. Trong đó diện tích trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhỏ và sản xuất giấy rất lớn. Tuy nhiên, với năng suất rừng hiện tại thì lượng gỗ nguyên liệu khai thác mới chỉ đạt 30 – 40% nhu cầu thị trường, số còn lại vẫn phải nhập từ nơi khác. Chính vì vậy, việc nâng cao năng suất, chất lượng rừng là rất cần thiết.
Trong những năm gần đây, Keo lai và Keo tai tượng là 2 loài cây lâm nghiệp chính đang được trồng phổ biến ở hầu hết các vùng sinh thái trong cả nước. Tuy nhiên, năng suất rừng trồng Keo của người dân còn thấp chỉ đạt 12-15 m3/ha/năm trong khi đó các dòng Keo tai tượng, Keo lai giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật có thể đạt 15-35 m3/ha/năm với Keo lai và 20 - 36 m3/ha/năm với Keo tai tượng tùy theo các điều kiện lập địa khác nhau. Ngoài việc cho năng suất gỗ cao, các dòng Keo lai, Keo tai tượng còn một số ưu điểm nổi trội là khả năng chống chịu với sâu bệnh hại tốt hơn, chất lượng gỗ cao hơn và ít cành nhánh hơn... Đây cũng là những tính ưu việt nổi trội của các giống tiến bộ Keo lai, Keo tai tượng. Điển hình như các dòng Keo lai BV33, BV75, TB1, TB11, Keo tai tượng xuất xứ Pongaki và xuất xứ Carwell đã được trồng khảo nghiệm và thích ứng với nhiều vùng sinh thái trong cả nước.
Với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của diện tích trồng Keo, giúp bà con nông dân thay đổi cách nghĩ, cách làm và tập quán sản xuất của đồng bào miền núi từ trồng rừng quảng canh sang trồng rừng có đầu tư thâm canh. Năm 2014-2016 Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đoan Hùng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng rừng kinh tế tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, bằng nguồn kinh phí từ dự án khuyến nông Trung ương ”Mô hình thâm canh rừng kinh tế bằng một số giống keo tai tượng (xuất xứ Pongaki và Cardwell); Keo lai BV33, BV75”, tại 4 xã, gồm: Quế Lâm, Minh Phú, Phúc Lai và Ca Đình, với quy mô 100 ha và 100 hộ gia đình tham gia.
Tiến bộ kỹ thuật đã áp dụng
- Phương pháp xây dựng mô hình rừng thâm canh:
Cây giống: Giống Keo tai tượng xuất xứ Pongaki và xuất xứ Carwell (Australia); giống tiến bộ Keo lai BV33, BV75.
Hạt giống, cây mẹ làm hom giống do Viện Giống và Công nghệ sinh học cung cấp, đơn vị (Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ) tổ chức sản xuất. Cây giống được Chi cục Lâm nghiệp kiểm tra, thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn xuất vườn mới đem trồng rừng.
 + Kỹ thuật trồng: Mật độ trồng: 1.660 cây/ha, thực bì được phát trắng, băm ngắn không đốt, cuốc hố 40x40x40 cm, làm đất trước khi trồng 20 ngày; bón lót 0,2 kg/hố phân NPK (5:10:3); chăm sóc 3 năm, mỗi năm 2 lần gồm phát cỏ, xới vun gốc và bón thúc 0,2 kg/hố phân NPK (5:10:3).
- Phương pháp đào tạo, tập huấn:
Đào tạo theo nhóm hộ nông dân (điểm trình diễn), đào tạo lý thuyết kết hợp thực hành, lý thuyết tới đâu thực hành tới đó việc thực hành sẽ theo hình thức cầm tay chỉ việc để người dân nắm được các công việc và kỹ thuật triển khai cụ thể và kết hợp thăm quan các mô hình, minh chứng thực tế kết quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đồng thời trao đổi, thảo luận những kinh nghiệm thực tiễn về kỹ thuật trồng thâm canh rừng kinh tế đạt hiệu quả cao.
Kết quả triển khai thực hiện
Sau 3 năm triển khai (2014- 2016) việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng rừng kinh tế tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ đã đạt được một số nội dung chính sau:
- Dự án đã hỗ trợ người dân trồng mới được 100 ha rừng Keo lai và Keo tai tượng trong đó năm 2014: 60 ha và năm 2015: 40 ha. Tỷ lệ sống của rừng trồng đặt 90- 95%, sinh trưởng đường kính và chiều cao vượt so với giống đại trà từ 20 – 25%.
- Đào tạo, tập huấn kỹ thuật: Dự án đã bổ sung kiến thức cho 220 lượt người dân địa phương về kỹ thuật tạo giống, trồng thâm canh và chăm sóc mô hình Keo tai tượng và Keo lai.
- Xây dựng được 4 pano quảng bá để phân biệt mô hình dự án và mô hình đại trà cho bà con nông dân.
- Tổ chức 02 hội thảo đầu bờ năm 2014, 2015 nhằm tuyên truyền nhân rộng mô hình.
Khả năng nhân rộng
Trong quá trình thực hiện dự án các hộ gia đình làm nghề rừng tham gia nhiệt tình, tích cực. Dự án đã tổ chức cho 220 lượt người tại 25 thôn thuộc 6 xã của huyện Đoan Hùng tham quan các mô hình trồng thâm canh rừng kinh tế.
Dự án đã thực hiện quay phim để tuyên truyền, quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng (VTV1 và VTC16) tại các mô hình của các xã Phúc Lai, Ca Đình, Quế Lâm, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Như vậy: Kết quả ứng dụng trồng rừng kinh tế tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ “Mô hình thâm canh rừng kinh tế bằng một số giống Keo tai tượng xuất xứ Pongaki và Carwell và Keo lai BV33, BV75” bước đầu khẳng định được sự phát triển vượt trội so với cây giống đại trà. Mô hình được tuyên truyền cho các hộ trong và ngoài xã làm theo và bước đầu có tác động thay đổi nhận thức của người dân trong việc sản xuất lâm nghiệp tại địa phương theo hướng thâm canh các biện pháp kỹ thuật như bón phân cho cây, chọn lập địa trồng và đặc biệt là sử dụng các giống tiến bộ có năng suất cao. Qua việc thực hiện xây dựng mô hình, người dân nâng cao ý thức chăm sóc, bảo vệ rừng trồng và sử dụng giống có năng suất cao vào trồng rừng sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng của rừng, góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trên địa bàn.
                                                                                   N.A.D
           
                                                                                                                          
 
 

 

Gửi ý kiến phản hồi

Họ và tên
Email
Nội dung
 
 
 
  Bài viết mới
  Hoạt động đó đây
  Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến 2
Tư vấn tạo web
Hỗ trợ trực tuyến 1
Tư vấn tạo web

BẢN QUYỀN THUỘC HÔỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ

Số 41 đường Nguyễn Tất Thành phường Thanh Miếu thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ

Trưởng ban nội dung: Phùng Văn Vinh. Phó ban Thường trực: Trần Ngọc Cường.
 Chủ nhiêm Website: Bùi Xuân Đại
Điện thoại : 0988.160.868 -  Email : daibui3103@gmail.com