Những năm gần đây, công tác
nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ đã được Hội Khoa học kỹ thuật lâm
nghiệp Phú Thọ quan tâm, thực hiện. Hội đã chủ trì, phối hợp triển khai thực
hiện 05 nhóm với 21 đề tài, dự án được triển khai. Trong các nhóm đề tài trên,
có 02 nhóm đề tài mang lại hiệu quả cao, ứng dụng tốt vào thực tế hoạt động
quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và phát triển rừng trên địa bàn
tỉnh
Phú Thọ là tỉnh miền
núi, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng Sông Hồng và các
tỉnh miền núi Tây Bắc. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 353.456,0 ha, trong đó,
tổng diện tích rừng và diện tích chưa thành rừng 170.531,8 ha (rừng đặc dụng
15.982,1 ha; rừng phòng hộ 31.979 ha; rừng sản xuất 122.507,7 ha). Diện tích
rừng là 140.648,8 ha (chiếm 39,8 % so với tổng diện tích tự nhiên), trong đó:
Rừng đặc dụng 15.339,5 ha (chiếm 10,9%); rừng phòng hộ 29.499,1 ha (chiếm 21%)
và rừng sản xuất 95.810,2 ha (chiếm 68,1%). Tỷ lệ che phủ rừng đạt 39,8%.
Những năm gần đây, công tác nghiên cứu, phát
triển khoa học công nghệ đã được Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Phú Thọ quan
tâm, thực hiện. Hội đã chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện 05 nhóm với 21 đề
tài, dự án được triển khai. Trong các nhóm đề tài trên, có 02 nhóm đề tài mang
lại hiệu quả cao, ứng dụng tốt vào thực tế hoạt động quản lý bảo vệ rừng, phòng
cháy chữa cháy rừng và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
a. Nhóm đề tài phục vụ cho công tác bảo vệ
rừng, phòng cháy chữa cháy rừng:
-
Đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình đường băng cây xanh cản lửa phục vụ phòng,
chống cháy rừng. Đề tài thực hiện 03 nội dung: Điều tra tình hình cháy rừng của
tỉnh Phú Thọ xác định nguyên nhân cháy, vùng rừng dễ cháy, vật liệu cháy; Điều
tra, xác định các loài cây có khả năng chống, chịu lửa tốt tại tỉnh Phú Thọ và Xây dựng 03
mô hình trình diễn về đường băng cây xanh cản lửa phòng, chống cháy rừng tại
huyện Thanh Sơn - Phú Thọ. Thông qua đề tài, đã đã chọn được những loài cây có
khả năng chống, chịu lửa tốt, phù hợp điều kiện của tỉnh Phú Thọ là: Mạ xưa hải
nam (Helicia hainanensis), Dung Giấy (Symplocos laurina Wall), Mò giấy (Litsea
monosepala), Dâu da đất (Baccaurea sapinda Muell - Arg), Giẻ gai ấn độ
(Castanopsis indica A.D.C.), Đại phong tử (Hydnocarpus anthelmintica Pierre),
Chè đắng (Ilex sp), Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy), Hà Nu dân cốc
(Ixonanthes cochinchinensis Pierre), Ngát (Gironniera subequalis Planch.), Hoả
lực nam (Michelia Macclurei); Xây dựng được 03 mô hình đường băng cây xanh cản
lửa phục vụ phòng chống cháy rừng với 03 loài cây trồng thuần loài, trong 3
loài thử nghiệm, khả năng chống, chịu lửa của cây Hỏa lực nam lớn nhất, sau đó
là Chè đắng, cuối cùng là Giổi xanh. Khi đánh giá tổng hợp cả khả năng cháy,
khả năng sinh trưởng và giá trị kinh tế, mô hình Giổi xanh là tốt nhất, sau đó
đến Hỏa lực nam và thứ 3 là Chè đắng. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, đã được
ứng dụng xây dựng các đường băng xanh cản lửa và các công trình lâm sinh phòng
chống cháy rừng tại các huyện thành thị trên địa bàn tỉnh, góp phần không nhỏ
vào giảm thiểu cháy rừng trên địa bàn tỉnh.

Đánh giá tình hình sinh trưởng cây Hỏa
Lực Nam (đường băng xanh cản lửa)
- Đề tài: Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây
Bương mốc (Dendrocalamus aff. Sinicus) lấy măng kết hợp lấy thân làm nguyên
liệu giấy tại tỉnh Phú Thọ. Đề tài thực hiện các nội dung: Nghiên cứu điều kiện
lập địa, đặc điểm sinh thái, sinh học để đánh giá khả năng gây trồng của cây
Bương mốc; Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây Bương mốc trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ; Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Bương mốc phù hợp
với điều kiện tỉnh Phú Thọ. Kết quả đề tài, đã xây dựng 02 mô
hình trồng thử nghiệm Bương mốc tại các huyện Tân Sơn và Đoan Hùng từ đó hoàn
thiện hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Bương mốc phù hợp với điều kiện tỉnh Phú
Thọ.
Thông qua đề tài, đã tạo một hướng đi mới cho người dân các huyện Tân
Sơn, Đoan Hùng có một loài cây trồng vừa đem lại thu nhập thường xuyên từ măng
và lá, ngoài ra còn thu nhập từ bán thân làm nguyên liệu giấy góp phần nâng cao
đời sống người dân.
- Đề tài: Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông
tin trong dự báo nguy cơ cháy rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đề tài thực hiện
điều tra đánh giá hiện trạng công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy
rừng trên địa bàn tỉnh, Xác định Hệ số K và ngưỡng phân cấp P áp dụng cho Phú
Thọ, phần mềm dự báo nguy cơ cháy rừng. Kết quả đề tài, đã xây dựng và hình
thành cơ sở dữ liệu về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, từ đó đề
xuất các giải pháp về quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng một cách hiệu
quả góp phần nâng cao hiệu quả
của công tác phòng chống cháy rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giảm thiểu các
tác động tiêu cực của cháy rừng đến tài nguyên rừng, môi trường sinh thái và
đời sống của người dân.
b. Nhóm đề tài, dự án nghiên cứu về cây
mọc nhanh phục vụ trồng rừng nguyên liệu
- Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật chính
đến sinh trưởng rừng trồng 3 dòng bạch đàn (PNCT3, PN 10, PNCTIV) và 2 dòng keo
lai (KL 20, KLTA3). Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón N, P, K; ảnh hưởng của
mật độ trồng và ảnh hưởng của
biện pháp kỹ thuật làm đất đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn CT3, PN10,
CTIV và Keo lai KL20, KLTA3. Đề tài tiến hành trồng 17,5 ha rừng thí nghiệm cho 3 dòng Bạch
đàn (CT3, PN10, CTIV) và 2 dòng Keo lai (KL20, KLTA3). Trong đó, trồng được 7,2
ha rừng trồng thí nghiệm bón phân NPK; 6,3 ha rừng trồng thí nghiệm mật độ và 4
ha rừng trồng thí nghiệm biện pháp làm đất. Từ kết quả mô hình thí nghiệm đã đánh giá ảnh hưởng của các yếu
tố phân bón, mật độ và biện pháp làm đất đến sự sinh trưởng phát triển của các
loài đưa vào thử nghiệm từ đó đưa ra mật độ tối ưu cho từng loài, loại lượng
phân cần thiết và biện pháp làm đất mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Kết quả cuối
cùng của đề tài là hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho 3 dòng Bạch đàn (CT3,
PN10, CTIV) và 2 dòng Keo lai (KL20, KLTA3). Đây là cơ sở để các công ty lâm
nghiệp thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam áp dụng cho các lâm trường. Góp phần
không nhỏ trong nâng cao giá trị năng suất chất lượng rừng trồng của tổng công
ty.
- Đề tài: Nghiên cứu nuôi cấy mô in vitro 3 dòng
keo lai KL2, KL20 và KLTA3. Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến giai đoạn ra
rễ và tạo cây con hoàn chỉnh 3 dòng keo lai KL2, KL20 và KLTA3;Thử nghiệm cấy
cây mầm ra vườn ươm và đánh giá tỷ lệ sống. Từ những kết quả thực nghiệm, đề tài đã tổng
hợp và xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp
nuôi cấy mô tế bào cho 3 dòng Keo lai KL2, KL20 và KLTA3. Quy trình xây
dựng được gồm đầy đủ các nội dung từ khâu đầu tiên của việc đưa mẫu vào in
vitro như cắt mẫu, khử trùng mẫu đến
giai đoạn cuối cùng là chăm sóc cây con ở giai đoạn vườn ươm. Trong đó có một
số nội dung nổi bật đó là: Kết quả nghiên cứu nhân giống in vitro cho thấy việc khử
trùng mẫu (mẫu được lấy từ chồi nách của cây cấp dòng) bằng HgCl2 có
sự khác biệt giữa từng dòng, trong đó dòng KL2 khử trùng mẫu thích hợp với nồng
độ 0,2% trong thời gian 10 phút và tỷ lệ mẫu sạch, nảy chồi đạt 29,6%. Dòng
KL20 cho tỷ lệ mẫu sạch và nảy chồi cao nhất là 24,1% với nồng độ HgCl2 0,2%
trong thời gian 8 phút. Dòng KLTA3 thích hợp với nồng độ khử trùng 0,1% trong
thời gian 14 phút và cho tỷ lệ mẫu sạch và nảy chồi 22,6%. Các cụm chồi hữu
hiệu được nuôi cấy trong môi trường Murashige and Skoog cải tiến (MS*). Hiệu
quả nhân chồi cao nhất đạt được trong môi trường MS* có bổ sung 6,0mg/l BAP +
0,5mg/l NAA + 5,0mg/l vitamin B2 (riboflavin), hệ số nhân chồi với 3 dòng KL2,
KL20 và KLTA3 lần lượt là 2,68 lần; 2,68 lần và 2,71 lần. Tỷ lệ chồi hữu hiệu
là 26,1%; 27,2% và 25,9%. Chồi đạt tiêu chuẩn được cấy ra rễ tạo cây hoàn chỉnh
trong môi trường ½MS* + 1,5mg/l IBA + 1,0mg/l ABT1, tỷ lệ ra rễ của
KL2 là 92,6%; dòng KL20 là 89,8% và dòng KLTA3 đạt 87,0% . Kết quả
đề tài đã ứng dụng tạo được 3000 cây giống ở vườn
ươm; 460 bình giống gốc cho 3 dòng nghiên cứu (mỗi loại 180 bình). Mỗi bình giống gốc chứa 5 -6 cụm chồi.
Chồi sinh trưởng phát triển tốt, có khả năng tái sinh và tạo chồi
tốt.

Phòng nghiên cứu nuôi cấy mô tại Viện nghiên cứu
cây nguyên liệu giấy
- Nghiên cứu chọn giống
Bạch đàn và Keo phục vụ ngành công nghiệp giấy. Đề tài tập trung nghiên
cứu: Điều tra tìm quần
thể chọn giống Bạch đàn và Keo ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình
Định, Quảng Trị, Tuyên Quang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc; Trồng
và đánh giá sinh trưởng, chất lượng rừng khảo nghiệm dòng vô tính,
rừng khảo nghiệm hậu thế Bạch và Keo ở vùng Đông Bắc bộ, vùng Đông Nam
Bộ, vùng Bắc Trung Bộ; Theo dõi, đánh giá sinh trưởng, chất lượng rừng
khảo nghiệm dòng vô tính Bạch đàn, rừng khảo nghiệm tăng thu di truyền Keo tai
tượng ở Bắc Giang, Bình Dương và Quảng Trị. Kết quả đề tài, 03 giống Bạch đàn Urophylla do Viện Nghiên
cứu cây nguyên liệu giấy chọn tạo, gồm dòng: TC2; Dòng E15 và Dòng
E28 đã được Bộ NN&PTNT công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới cho
theo Quyết định số 1734/QĐ-BNN-TCLN ngày 23 tháng 4 năm 2021 về việc
công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới. Vùng áp dụng: Lục Nam, Bắc
Giang và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.

Đánh giá giống Bạch đàn Urophylla do Viện
Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy chọn tạo Dòng E15
Thông qua các dự án, đề tài
của Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Phú Thọ góp phần giữ ổn định diện tích
rừng tự nhiên hiện có, phát triển 7.016 ha rừng gỗ lớn, cấp chứng chỉ bền vững
(FSC) 19.365 ha; đưa sản lượng khai thác tăng từ 437.900 m3/năm
(2015) lên 692.300m3/năm (2020) tăng 58%; năng suất, chất lượng rừng
trồng đạt 12m3/ha/năm (2015) lên 15m3/ha/năm (2020) tăng
25%, góp phần nâng giá trị sản xuất lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp
tăng từ 5,4 % (năm 2015) lên 6,7 % vào năm 2020.