Phú Thọ là tỉnh miền núi, nằm
trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh miền
núi Tây Bắc. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 353.456 ha, diện tích rừng và diện
tích chưa thành rừng là 170.531,8 ha, chiếm 48,2 % so với tổng diện tích tự
nhiên, đất có rừng 140.648,8 ha, chiếm trên 39,8% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: rừng tự nhiên: 47.419,5
ha; Rừng trồng: 93.229,3 ha. Rừng đặc dụng 15.339,5 ha (chiếm 10,9%); rừng
phòng hộ 29.499,1 ha (chiếm 21%) và rừng sản xuất 95.810,2 ha (chiếm 68,1%).
Phú Thọ là tỉnh miền núi, nằm
trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh miền
núi Tây Bắc. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 353.456 ha, diện tích rừng và diện
tích chưa thành rừng là 170.531,8 ha, chiếm 48,2 % so với tổng diện tích tự
nhiên, đất có rừng 140.648,8 ha, chiếm trên 39,8% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: rừng tự nhiên: 47.419,5
ha; Rừng trồng: 93.229,3 ha. Rừng đặc dụng 15.339,5 ha (chiếm 10,9%); rừng
phòng hộ 29.499,1 ha (chiếm 21%) và rừng sản xuất 95.810,2 ha (chiếm 68,1%).
* Hiệu quả bước đầu của chính
sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đặc thù là tỉnh có thế mạnh về phát triển kinh tế lâm
nghiệp, cùng với chủ động cụ thể hóa các chính sách của Trung ương theo quy
định. Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết
05/2019/NQ-HĐND ngày 16/7/2019 về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển
nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh; lĩnh vực lâm nghiệp có 02 chính sách:
hỗ trợ chuyển hóa rừng gỗ lớn; hỗ trợ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)
nhằm nâng cao giá trị kinh tế lâm nghiệp. Cụ thể hóa Nghị quyết, UBND tỉnh đã
ban hành kế hoạch 5659/KH-UBND ngày 04/12/2019 về triển khai Nghị quyết
05/2019/NQ-HĐND ngày 16/7/2019 về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển
nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh và văn bản giao chỉ tiêu kế hoạch thực
hiện cho các huyện từng năm.
Đánh giá sinh trưởng lô
rừng đưa vào chuyển hóa năm 2020 tại xã Văn Luông - huyện Tân Sơn
Kết quả bước đầu sau 02 năm thực hiện nghị
quyết, đã hỗ trợ chuyển hóa 993,8 ha rừng gỗ lớn (Tân Sơn 140 ha; Thanh Sơn 275
ha; Yên Lập 176 ha; Cẩm Khê 100 ha; Hạ Hòa 46,2 ha; Thanh Ba 52,1 ha; Thanh
Thủy 9,5 ha; Đoan Hùng 95 ha) và cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC cho 8.532,6 ha;
tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ đến đối tượng thụ hưởng là trên 9,5 tỷ đồng. Đưa diện tích rừng sản xuất gỗ lớn của tỉnh tăng nhanh,
ước đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 9,6 nghìn ha (trong đó chuyển hóa 3,1 nghìn
ha, trồng rừng gỗ lớn 6,5 nghìn ha) diện tích rừng
được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC là gần 18 nghìn ha.
Thông qua chính sách hỗ trợ, đã góp phần thay đổi nhận
thức, tập quán của người dân, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tính chủ động của
người dân trong sản xuất, khuyến khích người dân yên tâm giữ rừng để phát triển
cây gỗ lớn để không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng mà còn
bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu. đã góp phần chuyển dịch
cơ cấu sản phẩm chế biến gỗ theo hướng giảm tỷ lệ nguyên gỗ liệu giấy, gỗ dăm,
tăng sản lượng gỗ xẻ, gỗ thanh, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm. Chính sách
hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC góp phẩn thay đổi tư duy của người dân
về phát triển rừng bền vững, góp phần đáp ứng các thị trường yêu cầu về nguồn
gốc, xuất xứ gỗ và sản phẩm gỗ; thúc đẩy cơ cấu lại ngành lâm nghiệp phát triển
theo hướng bền vững. Mặc dù nông nghiệp,
nông thôn của tỉnh 02 năm qua phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức (thời
tiết bất thường, đại dịch Covid-19,...), song chính sách hỗ trợ của tỉnh cùng
với các chính sách hỗ trợ của Trung ương, địa phương đã tạo động lực quan trọng
thúc đẩy phát triển nông nghiệp nói chung, trong đó có lĩnh vực lâm nghiệp. Nông
nghiệp chuyển dịch đúng hướng từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa tập
trung; tốc độ tăng trưởng của ngành nông lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng khá,
đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới
của tỉnh.
Tuy nhiên, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ về lĩnh
vực lâm nghiệp còn thấp so với kế hoạch. Nguyên nhân của vấn đề này là do nhận
thức của người dân về kinh doanh gỗ lớn và quản lý rừng bền vững chưa cao, còn
tâm lý e ngại do chu kỳ kinh doanh gỗ lớn dài, trong khi đời sống của người dân
còn khó khăn nên chưa mạnh dạn tham gia vào phát triển gỗ lớn; hay chất lượng
rừng chưa cao (sâu bệnh, đổ gãy) chưa đáp ứng yêu cầu hỗ trợ chuyển hóa. Ngoài
ra, do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 nên các hoạt động đánh giá cấp chứng
chỉ quản lý rừng bền vững bị đình trệ, chậm tiến độ so với dự kiến.
* Mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả
của các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển lâm nghiệp góp phần nâng cao
giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
Mục tiêu của ngành lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ
đến năm 2025 là giữ ổn định độ che phủ rừng là 38,8%; thúc đẩy trồng, chuyển
hóa đạt 20.000 ha rừng cây gỗ lớn, trong đó vùng sản xuất tập trung 10 nghìn ha
(trên địa bàn các huyện Tân Sơn 4 nghìn ha, Thanh Sơn 4 nghìn ha, Yên Lập 2
nghìn ha) gắn với doanh nghiệp chế biến sâu sản phẩm gỗ hướng tới xuất khẩu;
năng suất rừng trồng đạt 17 m3/ha/năm; hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC
cho 25.000 ha rừng. Phát triển cây lâm sản ngoài gỗ là cây dược liệu, cây đặc
sản 3.000 ha ( cây quế). Để đạt được mục tiêu này, cần phải thực hiện giải pháp
đồng bộ từ khâu quy hoạch vùng trồng phù hợp; thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, vận động nhân dân, doanh nghiệp và huy động mọi nguồn lực xã hội cho
phát triển kinh doanh gỗ lớn; các giải pháp kỹ thuật từ khâu chọn tạo giống,
trồng chăm sóc, khai thác và chế biến; chính sách, chủ trương của nhà nước; cụ
thể:
Giải
pháp về thông tin, tuyên truyền: Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước về phát triển lâm nghiệp. Đặc biệt là chính sách hỗ
trợ chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ lớn, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC
theo Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Về chính sách hỗ
trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Tập trung tuyên truyền về hiệu quả kinh tế xã hội của việc chuyển hóa kinh
doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn, quản lý rừng bền vững FSC; biện pháp kỹ
thuật chuyển hóa rừng gỗ lớn và các vấn đề liên quan đến quản lý rừng bền vững.
Đổi mới phương thức hình thức tuyên truyền, tập huấn từ hội nghị tập huấn sang
thăm quan học tập thực tế, hướng dẫn kỹ thuật theo phương thức cầm tay chỉ
việc. Cung cấp thông tin về giống chất lượng cao, giống tiến bộ kỹ thuật phục
vụ sản xuất và cơ sở cung cấp giống uy tín để mọi tầng lớp nhân dân biết, hiểu
và thực hiện tốt việc đầu tư kinh doanh lâm nghiệp.
Giải pháp về cơ chế, chính sách: Vận
dụng cơ chế, chính sách đầu tư của trung ương cho lĩnh vực lâm nghiệp vào điều
kiện thực tiễn của tỉnh, đồng thời kịp thời đề xuất với tỉnh ban hành những
chính sách hỗ trợ cho phát triển gỗ lớn, nhất là khâu chọn tạo giống và cơ giới
hóa lâm nghiệp.

Đồng chí Trần Tú Anh - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cùng lãnh đạo
Chi cục Kiểm lâm; Phòng NN&PTNT, Hạt Kiểm lâm huyện Yên Lập thăm hộ trồng
quế tại xã Hưng Long - huyện Yên Lập
Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp liên
kết với các chủ rừng để tạo thành vùng nguyên liệu quy mô lớn, đầu tư trồng
rừng gỗ lớn, canh tác bền vững để đạt cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)
theo phương thức: Doanh nghiệp đầu tư vốn, kỹ thuật, các chủ rừng góp vốn bằng
quyền sử dụng đất, khi có sản phẩm khai thác được hưởng quyền lợi theo tỷ lệ
góp vốn, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa lâm nghiệp, tăng sức cạnh
tranh của thị trường. Khuyến khích các doanh nghiệp thiết lập mối liên hệ với
hộ trồng rừng nhằm đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu ổn định, vùng nguyên liệu
được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC, nguyên liệu tham gia vào chuỗi
hành trình sản phẩm CoC…Quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng cho lâm nghiệp nhằm
thúc đẩy, hỗ trợ cho sản xuất Lâm nghiệp, từ khâu trồng rừng, khai thác, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm.
Nghiên cứu, để xuất chính sách hỗ trợ phát
triển cây lâm sản ngoài gỗ là cây dược liệu, cây đặc sản để hình thành 03 vùng
quế tập trung theo hướng hàng hóa tại các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập với
diện tích 3.000 ha nhằm thu hút các
doanh nghiệp đầu tư liên kết xây dựng thương hiệu hàng hóa “Quế Phú Thọ”.
Giải
pháp về khoa học, công nghệ: Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các giống có năng suất chất lượng
cao, lựa chọn các giống có năng suất cao, phù hợp phát triển rừng gỗ lớn với từng
điều kiện lập địa nơi trồng. Đẩy mạnh nghiên cứu cơ giới hóa lâm nghiệp vào các
khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch chế biến lâm sản, xây dựng mô hình canh tác lâm
nghiệp ứng dụng công nghệ cao để nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp.
Với các giải pháp đồng bộ cùng với sự chỉ đạo
quyết liệt của các cấp, các ngành, sự hưởng ứng tích cực của người dân, các chủ
rừng, hy vọng giá trị sản xuất lâm nghiệp trong giai đoạn tới sẽ được tăng lên,
tái cơ cấu lâm nghiệp sẽ bước khởi sắc, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội
trên địa bàn tỉnh.