quang cao
  Tin tức
  Thống kê truy cập
Đang truy cập
Lượt truy cập
  Cây trẩu- loài cây đa tác dụng và tiềm năng phát triển


1. Mô tả hình thái

Cây trẩu là một loài cây bản địa có dầu đã được trồng ở Việt Namtừ lâu đời. Đây là một loài cây đặc sản đã từng có thời kỳ mà sản phẩm của nó rất được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước. Trẩu thuộc loại cây gỗ trung bình có thể cao 15 – 16m. Vỏ cây nhẵn màu nâu nhạt, cành non màu lục. Lá đơn mọc cách cuống dài 7 – 12cm (cá biệt dài 20cm), phiến lá xẻ 4-5 thuỷ sâu nhưng cũng có lá xẻ nông và lá nguyên hình tim ở đầu cành. Hoa đơn tính cùng gốc hoặc khác gốc, mọc thành chùm hoa đực riêng, hoa cái riêng. Chùm hoa đực có nhiều hoa có thể 100-250 hoa trong khi chùm hoa cái chỉ khoảng 5-50 hoa một chùm. Quả nang hình cầu đường kính 4-5cm, khi già hoá gỗ mỗi quả có 3 hạt, hạt có vỏ cứng màu nâu sẫm, phôi nhũ màu trắng. Tỷ lệ chế biến 3-4kg quả được 1kg hạt, 1kg hạt có khoảng 300-400 hạt.

2. Đặc điểm sinh thái

Trẩu có sinh trưởng và ra hoa kết quả tốt ở các điều kiện khí hậu á nhiệt đới thiên về nhiệt đới ẩm với các đặc điểm: Nhiệt độ trung bình năm 20-250C, lượng mưa 1600-2500mm, số tháng khô có thể 3-4 tháng. Về đất, trẩu mọc rất tốt trên các loại đất feralit vàng đỏ hoặc đỏ vàng có tầng dày >80cm trên các loại đá mẹ biến chất hoặc trầm tích như phiến thạch sét, gnai, phiến thạch mica, poocphia, bazan… có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, mùn 1,5-3%, đạm 0,1-0,2%. Cây mọc tốt trên đất có độ pH = 5-5,5.

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây trẩu mọc hoang và được trồng ở nhiều vùng từ cao đến thấp, miền núi cũng như đồng bằng ở khắp nước ta. Trẩu ưa đất mát, thoát nước, trên các dốc. Hầu hết các tỉnh đều có trẩu, miền Bắc như Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hoà Bình, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, miền Trung như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại Hoa Nam Trung Quốc trẩu mọc và được trồng ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây.

Tuy trẩu không đòi hỏi đất lắm nhưng những nơi nào đất không có độ xốp vừa phải, đất không mát và không đủ tốt thì cây trẩu chóng chết. Ở những đất thích hợp, cây trẩu mọc rất nhanh, ra hoa ngay vào vào năm thứ 2 hay thứ 3, cành mọc thành tầng ngang, đều, ngay khi còn ít năm đã có thể cao tới 12-15m. Có thể trồng để che phủ chè, dứa, hoàng tinh hay cà phê. 100kg hạt cho trung bình 52kg nhân, 46,74kg vỏ hạt (hạt hụt chừng 1,26%). Một tạ hạt (cả vỏ) cho chừng 19-20kg dầu và 60-65kg khô.

4. Thành phần hoá học

Hạt trẩu có chứa tới 50-70% dầu. Dầu trẩu lỏng màu vàng nhạt, chóng khô. Trong dầu trẩu có chừng 70 đến 79% axit stearic, 8-12% axlinoleic, 10-15% zxit oleic.
Dầu trẩu mau khô, khi kết thành màng có tính chất chống ẩm chịu được thời tiết biến đổi cao, sức co giãn tốt có tác dụng chốc gỉ.

Trong lá và hạt có saponorit độc không thể dùng làm thức ăn cho gia súc được.

5. Công dụng và liều dùng

Hiện nay công dụng chủ yếu của trẩu chỉ là dùng hạt lép dầu để pha sơn , quét lên vải cho khỏi mưa ướt. Giá trị xuất khẩu rất cao. Khô trẩu chỉ dùng chỉ mới dùng làm phân bón ruộng. Làm thuốc người ta dùng nhân hạt trẩu đốt thành than, tán bột hoà với mỡ lợn bôi chữa chốc lở, mụn nhọt. Vỏ cây trẩu sắc với nước dùng ngậm chữa đau và sâu răng. Ngày ngậm nhiều lần, nhổ nước đi không được nuốt.

6. Một số bài thuốc từ trẩu

- Bài thuốc chữa sâu răng và đau nhức răng

Chuẩn bị: Rễ chanh, cây trẩu, rễ cà dại và vỏ cây lai mỗi thứ một lượng vừa đủ.

Thực hiện: Sắc đặc rồi dùng nước ngậm và nhổ. Thực hiện nhiều lần trong ngày đến khi khỏi thì thôi.

- Bài thuốc chữa mụn nhọt, chốc lở

Chuẩn bị: Nhân hạt trẩu.

Thực hiện: Đốt thành than, tán bột mịn rồi hòa với mỡ lợn, sau đó thoa trực tiếp vùng da cần điều trị. Sử dụng nhiều lần trong ngày cho đến khi da lành hoàn toàn.

 

Gửi ý kiến phản hồi

Họ và tên
Email
Nội dung
 
 
 

Các tin trước

  • Phú Thọ: Nuôi la liệt cầy hương, cầy mốc, ông nông dân bán 2 triệu đồng/kg, cứ đủ cân là bán hết sạch
  • Rau bò khai loại rau rừng với nhiều công dụng
  • Các tin tiếp

  • Chủ tịch nước phát động Tết trồng cây cấp quốc gia tại Đền Hùng, Phú Thọ
  • Đánh giá kết quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội của Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp tỉnh năm 2021 và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới
  • Quyết định 14/QĐ-BNN-TCLN về hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm, trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm quế
  • Giải pháp nâng cao hiệu quả các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
  • Tăng cường công tác quản lý động vật hoang dã, chim hoang dã
  • Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển lâm nghiệp năm 2021 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
  • Hiệu quả một số đề tài, dự án Khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực lâm nghiệp
  • DANH SÁCH CÁC NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP ĐƯỢC CÔNG NHẬN CÒN THỜI HẠN SỬ DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ (3/2021)
  • DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ CÓ ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ (3/2021)
  • NGHỊ QUYẾT BAN CHẤP HÀNH HỘI KHKT LÂM NGHIỆP TẠI PHIÊN HỌP NGÀY 02/03/2021
  •  
      Bài viết mới
      Hoạt động đó đây
      Hỗ trợ trực tuyến
    Hỗ trợ trực tuyến 2
    Tư vấn tạo web
    Hỗ trợ trực tuyến 1
    Tư vấn tạo web

    BẢN QUYỀN THUỘC HÔỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ

    Số 41 đường Nguyễn Tất Thành phường Thanh Miếu thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ

    Trưởng ban nội dung: Phùng Văn Vinh. Phó ban Thường trực: Trần Ngọc Cường.
     Chủ nhiêm Website: Bùi Xuân Đại
    Điện thoại : 0988.160.868 -  Email : daibui3103@gmail.com