quang cao
  Tin tức
  Thống kê truy cập
Đang truy cập
Lượt truy cập
  Tăng cường phòng, chống cháy rừng

Xác định rừng là tài sản quý giá, không chỉ bảo vệ môi trường thiên nhiên mà còn góp phần đem lại nguồn lợi kinh tế cho người dân, những năm qua, các cấp, các ngành chức năng của tỉnh luôn làm tốt công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ, triển khai nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Hạt Kiểm lâm thành phố Việt Trì kiểm tra hệ thống bơm nước PCCCR tại rừng Đền Hùng.

Không chủ quan với “giặc lửa”

Những năm qua, công tác bảo vệ rừng, PCCCR luôn được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện từ tỉnh đến cơ sở, do vậy số vụ cháy rừng đã giảm đáng kể, rừng được bảo vệ và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra một số vụ cháy rừng nhỏ lẻ ở một số địa phương. Mới đây, ngày 1/2/2023 đã xảy ra cháy rừng thuộc khu vực đồi Đá Trắng, khu Đồng Khanh, xã Đồng Lạc, huyện Yên Lập. Diện tích rừng bị cháy khoảng 4,6ha, thuộc rừng phòng hộ là rừng tự nhiên chưa có trữ lượng do UBND xã Đồng Lạc quản lý; chủ yếu là bụi nứa chết khuy từ năm 2021, bụi giang, cây gỗ mọc rải rác và lau lách. Trước đó, ngày 24/12/2022, tại các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập cũng đã xảy ra cháy rừng sản xuất.

Việc xảy ra cháy rừng ở một số nơi cho thấy, ngoài những khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết hanh khô kéo dài, đường sá đi lại hiểm trở dẫn đến khó khăn trong công tác PCCCR, ý thức, trách nhiệm của một số người dân sống gần rừng và ven rừng chưa cao, còn bất cẩn trong việc sử dụng lửa thông qua đốt thực bì, xử lý rác thải… dẫn đến cháy rừng.

Rõ ràng, chỉ cần một phút bất cẩn của con người có thể tạo từ một “đốm lửa nhỏ” thành một “đám cháy dữ dội”, để lại hậu quả khôn lường. Đặc biệt, cháy rừng còn uy hiếp, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của các hộ dân sống ở khu vực gần rừng khi đám cháy lan rộng, chưa được kiểm soát và một hệ lụy tất yếu đó là bị mất rừng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường sống từ những lợi ích mà rừng mang lại.

Ông Trần Quang Hưng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thanh Sơn cho biết: “Là địa phương có diện tích rừng lớn, để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR, chúng tôi đã tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR cho người dân; tham mưu cho các địa phương thành lập các tổ, đội bảo vệ rừng ở từng khu dân cư; hướng dẫn, đôn đốc các chủ rừng đẩy mạnh việc chăm sóc rừng trồng, rừng đã giao khoán, góp phần nâng độ che phủ rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Đặc biệt, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, dụng cụ theo phương châm “bốn tại chỗ” để PCCCR khi có sự cố xảy ra”.

Toàn tỉnh có gần 180.000ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, trong đó rừng đặc dụng khoảng 16.000ha, rừng sản xuất 123.638ha, rừng phòng hộ gần 32.000ha. Diện tích rừng tập trung chủ yếu tại các huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa, Đoan Hùng. Nhằm bảo vệ, PCCCR, thời gian qua, bên cạnh công tác tuần tra, bảo vệ rừng, các địa phương, các ngành đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân trong bảo vệ, PCCCR. Tuy nhiên, do thời tiết hanh khô kéo dài đã xảy ra một số vụ cháy rừng nhỏ lẻ ở một số địa phương, trong đó đa số các vụ cháy rừng này đều do việc người dân xử lý thực bì không đúng cách. Hiện nay, toàn tỉnh đã kiện toàn trên 1.000 tổ, đội PCCCR cộng đồng với hơn 10.000 thành viên. Lực lượng bảo vệ rừng từ cơ sở theo phương châm “bốn tại chỗ” đã góp phần quan trọng giảm thiểu, hạn chế thiệt hại do cháy rừng, rừng được bảo vệ và phát triển tốt hơn, duy trì độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 40%.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCCR, chính quyền các địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức kỹ năng về PCCCR, đặc biệt trong mùa hanh khô. Tất cả các hành vi vi phạm về PCCCR phải được xử lý nghiêm theo quy định. Trong việc xử lý thực bì, người dân chủ động báo cáo chính quyền địa phương, chuẩn bị con người, đảm bảo xử lý thực bì đúng quy định, không để tình trạng cháy lan. Ngành chuyên môn cũng khuyến cáo người dân theo dõi tình hình thời tiết để lựa chọn ngày, thời điểm xử lý thực bì phù hợp, đảm bảo.

Lực lượng Kiểm lâm huyện Thanh Sơn luôn bám sát địa bàn, tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ rừng

Chủ động các biện pháp PCCCR

Để tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ rừng, PCCCR, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 303/UBND-KTN ngày 07 tháng 02 năm 2023 về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ, phát triển rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật và phòng chống cháy rừng năm 2023. Theo đó, yêu cầu các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa phương, các chủ rừng thực hiện công tác bảo vệ rừng, PCCCR; xây dựng, tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng theo quy định; phối hợp với các lực lượng chức năng như công an, quân đội thực hiện tốt quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR; có phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần; thường trực, sẵn sàng phối hợp lực lượng ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng, PCCCR. Cùng với đó, phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, PCCCR. Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực, đảm bảo chế độ chính sách cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách nhằm nâng cao trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với tình hình thực tiễn; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát hiện sớm mất rừng, cháy rừng để kịp thời xử lý.

Ông Trần Ngọc Cường - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, đơn vị chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương rà soát, kiện toàn các Ban chỉ đạo chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc PCCCR tại cơ sở, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân thực hiện các quy định về quản lý bảo vệ rừng, PCCCR. Luôn chủ động tốt phương châm “bốn tại chỗ” trong công tác chữa cháy rừng, duy trì lực lượng ứng trực, nắm bắt thông tin báo cáo về cháy rừng. Đồng thời chỉ đạo các chủ rừng chủ động rà soát các phương án PCCCR đã xây dựng, xác định cụ thể những vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao để bố trí nguồn nhân lực, vật lực, sẵn sàng ngăn chặn, xử lý kịp thời các nguy cơ cháy rừng, hạn chế thấp nhất xảy ra cháy rừng...

Cùng những chủ trương, biện pháp chủ động, tích cực, với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng cùng người dân đóng vai trò nòng cốt, tạo nên sức mạnh tổng hợp để giữ “lá phổi xanh” luôn bảo đảm an toàn.

(Nguồn: Báo Phú Thọ - baophutho.vn)

 

Gửi ý kiến phản hồi

Họ và tên
Email
Nội dung
 
 
 

Các tin tiếp

  • Rau xôi- món ăn độc đáo của người Mường tỉnh Phú Thọ
  • Cây thoát nghèo
  • Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
  • Phú Thọ đặt mục tiêu 20 nghìn ha rừng gỗ lớn
  • Phú Thọ là tỉnh duy nhất cả nước có 3 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022
  • Vùng đất này ở Phú Thọ, dân bảo nhau "chôn kho báu", nhà nào "chôn" càng nhiều nay bất ngờ càng giàu to
  • Tỷ phú trồng rừng rộng nhất huyện, nuôi bò nhiều nhất tỉnh ở Phú Thọ là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022
  • Đại hội Đại biểu Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp lần thứ IV nhiệm kỳ 2021-2026
  • Thông báo phân công nhiệm vụ lãnh đạo Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Phú Thọ
  • 6 mục tiêu, 7 giải pháp cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo chuỗi và nâng cao giá trị gia tăng giai đoạn 2021-2025
  • Kế hoạch tổ chức Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh năm 2022
  • Hướng phát triển kinh tế bền vững từ trồng rừng gỗ lớn
  • Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ nhận cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2021
  • NGHỊ QUYẾT 22/2021 VỀ QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỘ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
  • Đồng chí Phùng Văn Vinh – Phó Chủ tịch hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp tỉnh vinh dự là trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2020
  • THĂM FRC
  • GIẢI THƯỞNG SÁNG TẠO...
  •  
      Bài viết mới
      Hoạt động đó đây
      Hỗ trợ trực tuyến
    Hỗ trợ trực tuyến 2
    Tư vấn tạo web
    Hỗ trợ trực tuyến 1
    Tư vấn tạo web

    BẢN QUYỀN THUỘC HÔỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ

    Số 41 đường Nguyễn Tất Thành phường Thanh Miếu thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ

    Trưởng ban nội dung: Phùng Văn Vinh. Phó ban Thường trực: Trần Ngọc Cường.
     Chủ nhiêm Website: Bùi Xuân Đại
    Điện thoại : 0988.160.868 -  Email : daibui3103@gmail.com